Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950

Thứ tư - 04/09/2019 15:50
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km đi theo đường quốc lộ số 4. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
6

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950 tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An.

 Khu di tích gồm 2 phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông.

Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông.

Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông  (được mô phỏng theo bức ảnh của Nghệ sỹ Vũ Năng An chụp) làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, năng 418 kg, cột bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Trên đường lên Đài quan sát, du khách được chiêm ngưỡng bia ghi dấu nơi ở và làm việc của Ban Quân báo, vị trí Sở chỉ huy Chiến dịch, vị trí Tổng đài thông tin chiến dịch...

r

Cụm tượng Bác Hồ ngồi quan sát mặt trận Đông khê trên núi Báo Đông

Những bậc đá hôm nay chính là con đường năm xưa, ngày 13/9/1950, Bác rời Sở Chỉ huy Chiến dịch đến Sở Chỉ huy tiền phương ở Nà Lạn, lên núi Báo Đông quan sát trận đánh Đông Khê. Trên đường lên Đài quan sát, Bác cảm hứng và để lại cho đời bài thơ "Lên núi", nổi tiếng về khí thế và niềm tin tất thắng của dân tộc . 

“Chống gậy lên non xem trận địa,

Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.

Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,

Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.

Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới năm 1950, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến thắng lợi vĩ đại của dân tộc. 

Ngày 16/9/1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu Chiến dịch bằng trận đánh vào cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về; đồng thời, cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta. Đoán được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4 khiến cho 2 cánh quân này không gặp được nhau. Hai binh đoàn Lơ Pagiơ và Sáctông bị tiêu diệt. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, ngày 8/10/1950, quân Pháp phải rút về Na Sầm; ngày 13/10/1950, Pháp rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh, quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, ngày 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng. Ngày 3/10/1950, tỉnh Cao Bằng được giải phóng, ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử, trở thành ngày kỷ niệm lớn của Cao Bằng hằng năm.

 
r

Đường lên đỉnh núi Báo Đông, Đức Long (huyện Thạch An)

Chiến dịch Biên giới kết thúc, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.300 tên địch, giải phóng toàn tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, với diện tích rộng 4.500 km2 ; chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và Pháp, tạo bước chuyển biến mới về chiến lược tiến công, phản công, góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến tới đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Loading the player...
Loading the player...
ed
ditichdacbietpacbo
s
a
 
Liên kết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay369
  • Tháng hiện tại2,054
  • Tổng lượt truy cập1,102,292
dangbocaobang1CHOT
Ban tổ chức lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên
của tỉnh Cao Bằng (01/4/1930 - 01/4/2020)

Email: 90namdangbo@caobang.gov.vn - Điện thoại: 0206(3) 855 012
Địa chỉ: Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
PHIÊN BẢN THỬ NGHIỆM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây