Ngày 29/9, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới năm 1950 và 70 năm ngày giải phóng Cao Bằng (3/10/1950 - 3/10/2020) tổ chức tổng duyệt chương trình lễ kỷ niệm. Dự tổng duyệt có đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các thành viên Ban tổ chức Lễ kỷ niệm và tổ giúp việc Ban tổ chức; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
Sau hơn 30 năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc tại Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng). Hơn 30 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa non sông thu về một mối.
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh thành lập ngày 1/4/1930 thực hiện nhiệm vụ như một “Tỉnh ủy lâm thời” lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh. Chi bộ phát triển thành Đảng bộ tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, xây dựng Cao Bằng trở thành căn cứ địa cách mạng, làm cầu nối tổ chức Đảng trong nước với nước ngoài; đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Inforgrapic tuyên truyền về các kỳ đại hội, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy qua các thời kỳ và những thành tích nổi bật của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đạt được trong thời gian qua.
Quảng Uyên nằm ở trung tâm các huyện miền Đông, nơi đây liên lạc quốc tế thuận lợi, từ đầu đã được những người hoạt động cách mạng Việt Nam chú ý. Một số thanh niên, học sinh được tuyên truyền, giác ngộ, bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng yêu nước.
Những hoạt động yêu nước của đồng chí Hoàng Đình Giong đã bị thực dân Pháp theo dõi, đến năm 1926, sau khi Hoàng Đình Giong tham gia vào các cuộc đấu tranh của thanh niên trí thức ở Hà Nội, đồng chí bị thực dân Pháp đuổi học. Từ đó, Hoàng Đình Giong bắt đầu cuộc đời hoạt động bí mật, đem ánh sáng cách mạng đến với nhân dân các dân tộc Cao Bằng, dẫn dắt phong trào cách mạng Cao Bằng từng bước phát triển.
Đầu năm 1930, Chi bộ Hải ngoại Long Châu cử đồng chí Hoàng Văn Nọn về Cao Bằng hoạt động, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức tiến tới thành lập Chi bộ Đảng ở Cao Bằng. Ngày 1/4/1930, tại khe suối Nặm Lìn (xã Hoàng Tung, châu Hòa An), đồng chí Hoàng Văn Nọn thay mặt Chi bộ Long Châu kết nạp 2 đồng chí Lê Đoàn Chu, Nông Văn Đô vào Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh.
Chi bộ Sóc Hà, châu Hà Quảng được thành lập ngày 20/6/1931 tại hang Phja Nọi, xóm Cốc Sâu, xã Sóc Giang, do đồng chí Hoàng Tô làm Bí thư trở thành lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh lịch sử là tổ chức phát triển Đảng xuống cơ sở xã và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng ở Hà Quảng (thời kỳ đó bao gồm cả Thông Nông).
Chủ trương xây dựng, mở rộng cơ sở đảng, cơ sở quần chúng cách mạng của Tỉnh ủy được liên châu ủy Quảng Uyên - Phục Hòa quán triệt sâu sắc. Chính vì vậy, từ ngày mới thành lập, Chi bộ Cốc Coóc (tại xã Chí Thảo, Quảng Uyên) đã phân công đảng viên về cơ sở để tuyên truyền, vận động đẩy mạnh phong trào cách mạng.
Dưới sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, cuối năm 1941, phong trào Việt Minh đã xuất hiện ở nhiều nơi thuộc châu Bảo Lạc và các châu trong tỉnh. Các tổ chức cứu quốc và hội viên các hội cứu quốc phát triển mạnh. Các hội viên và các cơ sở của Mặt trận Việt Minh được chú trọng phát triển ở các xã.
Từ khi Chi bộ Cốc Coóc, xã Chí Thảo, châu Quảng Uyên thành lập ngày 8/3/1932, Chi bộ được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ phát triển cơ sở cách mạng, cơ sở Đảng ra các châu miền Đông của tỉnh gồm các huyện: Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa... Năm 1932, Chi bộ Cốc Coóc cử đảng viên và một số thanh niên yêu nước đến Trùng Khánh hoạt động tuyên truyền cách mạng. Nhiều thanh niên ở Trùng Khánh ra Quảng Uyên bắt liên lạc với cơ sở cách mạng ở Cốc Coóc, xã Chí Thảo.
(ĐCSVN) - Nhằm khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngành Tuyên giáo, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ ngành tuyên giáo nói riêng cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tuyên giáo nói chung, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với NXBCTQG xuất bản cuốn sách Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với độc giả.